Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nội dung của đối thủ lại được lên top còn nội dung của mình cũng tương tự mà không được lên top? Website của đối thủ cũng không khác gì so với mình nhưng lại có bài viết top 10, top 5 thậm chí top 1 trên Google? Và tiêu chí đánh giá content chất lượng đối với Google là gì?

Tiêu chí 1: Phân tích website yếu nhất trong vị trí top 10

Đầu tiên, trong quá trình phân tích bài viết đối thủ bạn sẽ chọn và phân tích bài viết ở vị trí top 10 trong bộ từ khóa mà bạn mong muốn được SEO. Google thường sẽ ưu tiên cho những website có tuổi đời lâu năm, có thương hiệu và độ uy tín trên thị trường để xếp hạng. Vậy nên, những bài viết được xếp hạng ở top 1, top 2 chưa chắc đã là những bài viết có chất lượng tốt nhất.

Trong quá trình Audit website, bạn có thể tìm những bài viết có DA (Domain Authority) thấp, đôi khi chúng sẽ cung cấp cho bạn  những ý tưởng thú vị để cải thiện website của mình.

tiêu chí đánh giá content

Tiêu chí 2: Sự nhất quán của Format Content và tính kết nối hành trình tìm kiếm của khách hàng

Để có thể đạt được vị trí top 10, top 5 thì tôi đã làm rất nhiều, tuy nhiên có những từ khóa rất khó để có thể lên được vị trí top 3 mà chỉ dừng lại ở top 4 hoặc top 5. Để tối ưu mục tiêu này, trước tiên doanh nghiệp bạn cần nắm bắt được hành trình tâm lý của khách hàng: từ bước tìm kiếm – so sánh – quyết định mua hàng. 

Sau khi nắm được hành trình của khách hàng, bạn đã có thể lên được bộ từ khóa liên quan nhất tới khả năng tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ của người dùng trên nền tảng công cụ tìm kiếm online.

Sau đó, việc bạn cần làm là lên format tuyến bài theo sát với bộ từ khóa đó, để tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng, với những thông tin bổ ích, được trình bày theo chuẩn các tiêu chí SEO cũng như “thân thiện” với người dùng, để giữ được người dùng dừng lại trên website của doanh nghiệp bạn lâu hơn. 

tiêu chí đánh giá content

Tiêu chí 3: Chuyển hóa website thành một chuyên gia Content Marketing

“Nếu content tốt và chất lượng, sẽ giúp bạn SEO một nửa quãng đường rồi”. Bạn cần xây dựng một chuỗi bài viết từ giai đoạn đầu tiên cho đến giai đoạn cuối cùng của hành trình khách hàng với những chủ đề đa dạng nhắm vào nhu cầu của khách hàng.

Đừng chỉ nên tập trung triển khai một từ khóa nhất định mà hãy triển khai hoàn chỉnh một hành trình của khách hàng từ đó giúp website của bạn leo “rank” được nhiều từ khóa. Qua đó cũng thể hiện cho Google và người dùng sự chuyên môn, độ uy tín của bạn và nó cũng tăng tỷ lệ chuyển đổi và thu hút khách hàng tiềm năng tới website của bạn.

Ví dụ bạn cung cấp về dịch vụ “thành lập công ty cổ phần”, bạn sẽ không chỉ xây dựng những nội dung liên quan đến việc cung cấp dịch vụ đó ra sao mà phải đi sâu xuống và cụ thể hơn về nhiều topic khác như: “thành lập công ty giá rẻ”, “thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài”… sau đó thông qua hệ thống backlinks nội bộ để nối tiếp hành trình khách hàng từ giai đoạn ban đầu cho đến giai đoạn cuối.

Đây cũng chính là nguồn để bạn thu thập Organic Traffic giúp cho bạn có thể “remarketing” và rất nhiều hoạt động khác khi bạn làm Digital Marketing.

tiêu chí đánh giá content

Tiêu chí 4: Chọn intent phù hợp

Google sẽ luôn ưu tiên đưa những bài viết đáp ứng đúng “intent” người dùng lên top cao. Vậy nên, để biết chính xác “intent” cho mỗi từ khóa bạn cần tham khảo các bài viết ở vị trí TOP đầu.

Bạn cần học hỏi đối thủ của mình xem họ đang cung cấp những gì trong bài viết của họ? Nếu bài viết của họ có video, hình ảnh sản phẩm, infographic,… thì bạn cũng cần cân nhắc xem có nên đưa vào bài viết của mình không? Nếu thấy cần thiết và đây đúng là những gì người dùng đang tìm kiếm thì bạn cần bổ sung để phục vụ tốt cho nhu cầu tìm kiếm và trải nghiệm của người dùng. Khi cung cấp được nội dung tốt, đáp ứng đúng “intent” người dùng chắc chắn bạn sẽ lọt vào tầm ngắm của Google và sẽ sớm được lên top cao.

Xem thêm: Lỗi 404 và 7+ cách khắc phục hiệu quả

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA