Các anh chị em SEO-er đã thực sự tận dụng được hết tiềm năng của công cụ Google Search Console hay chưa?
1. Theo dõi hiệu suất hoạt động của website
Google Search Console sẽ đưa ra cho các SEO-er các chỉ số về lượt hiển thị của website trước những truy vấn mà người dùng tìm kiếm thông qua Google cũng như chỉ số về traffic của website. Bên cạnh đó, công cụ này cũng chỉ ra chỉ số CTR và vị trí trung bình của các truy vấn phổ biến về website cũng như số lượng URL trên website đã được “index” – tức là được Google ghi nhận để các SEO-er có thể điều chỉnh và lựa chọn từ khóa, truy vấn phổ biến mà mình muốn đẩy cũng như có những hành động để tối ưu trải nghiệm người dùng trên website của mình để thu hút nhiều traffic hơn.
2. Lập chỉ mục cho website
Google Search Console sẽ chỉ ra số lượng URL trên website của bạn đã được lập chỉ mục, hay còn gọi là đã được index cũng như số lượng URL chưa được index để bạn có thể tự index trực tiếp ngay trên công cụ này đối với những URL mà bạn mong muốn sớm được Google ghi nhận và đề xuất với người dùng khi họ tìm kiếm một truy vấn nào đó trùng khớp với từ khóa mà bạn đang đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, công cụ này cũng chỉ ra lý do vì sao URL không được index để bạn có thể ngay lập tức khắc phục, tránh ảnh hưởng tới quá trình SEO website.
3. Theo dõi Internal link – External link
Hệ thống Internal link – External link, hay còn gọi chung là hệ thống backlinks là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới thứ hạng của website của bạn trên nền tảng Google. Việc theo dõi hệ thống backlinks thông qua Google Search Console sẽ giúp bạn kiểm soát dễ dàng hơn mạng lưới liên kết giữa URL trên website của bạn cũng như giúp người dùng ở lại trên website lâu hơn, góp phần thúc đẩy traffic cho website.
4. Theo dõi các vấn đề vi phạm chính sách của Web
Google không chỉ chỉ ra các lỗi mà URL trên website hay website của bạn đang mắc phải mà còn hỗ trợ bạn kiểm tra và đưa ra cho bạn khắc phục lỗi đó để website không bị ảnh hưởng tới thứ hạng trên Google.
Bên cạnh đó, Google Search Console cũng chỉ ra lỗi của từng URL trên website để bạn có thể khắc phục kịp thời, tránh tình trạng đăng bài nhưng không được Google index, không chỉ phí công phí sức mà cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số uy tín cũng như thứ hạng của website.
5. Xóa các URL hết hạn
Google Search Console sẽ chỉ ra hệ thống những URL đã hết hạn, không còn khả dụng trên website của bạn nữa để bạn có thể lựa chọn xóa đi và tạo bài viết mới cùng URL mới mà không sợ vấn đề trùng lặp, ảnh hưởng tới các chỉ số “chuẩn” SEO của website.
6. Kiểm tra sitemap của website
Sitemap (sơ đồ website) là một file liệt kê các trang và tệp tin trên website. Danh sách liệt kê được sắp xếp theo dạng sơ đồ phân tầng (giảm dần sự quan trọng) giúp các công cụ tìm kiếm:
- Thu thập dữ liệu trên trang web của bạn hiệu quả hơn.
- Biết những URL nào bạn muốn ưu tiên xuất hiện.
- Hiển thị kết quả trên trang tìm kiếm thông minh hơn.
Google Search Console sẽ giúp bạn kiểm tra sitemap của website, để bạn có thể tạo sitemap cho website nếu chưa có, từ đó giúp bạn rút ngắn hành trình SEO website lên TOP hơn.
Xem thêm: Dự đoán: 6 xu hướng marketing sẽ lên ngôi năm 2023
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA
- Địa chỉ: C4-TT16 – Ngõ 248 – đường Chiến Thắng – KĐT Văn Quán – P Văn Quán – TP Hà Nội
- Gmail: truyenthonghoanggia87@gmail.com
- Website: https://royalmedia.com.vn
- Hotline: 0942.605.606
- Zalo: zalo.me/3746876899139318610
- 6+ ứng dụng “vàng” của Google Search Console mà các SEO-er không nên bỏ qua
- Các Cách Xây Dựng Chiến Lược Marketing Thương Hiệu Hiệu Quả Trên TikTok
- 3+ phần mềm hỗ trợ quản trị Facebook hiệu quả
- Những lợi ích của việc thuê Digital Marketing Agency chuyên nghiệp
- Giải mã độ HOT của “Trà mãng cầu” đa nền tảng mạng xã hội