Ngày 4/4 vừa qua, “chiến thần” Võ Hà Linh tạo “cơn chấn động” kỷ lục khi thu hút 300.000 người xem chỉ sau 10 phút livestream giới thiệu sản phẩm của nhãn hàng Nguyên Xuân và Dược phẩm Hoa Linh. Nữ TikToker được cho là đã lập kỷ lục khi bán hết sạch các sản phẩm tại 2 nhà máy và 1 kho chỉ trong vòng 1 giờ.

Livestream thúc đẩy doanh số, nhưng cũng ẩn chứa ồn ào

Livestream bán hàng được đánh giá là hình thức chốt sale và tăng doanh số nhanh chóng cũng như hiệu quả nhất hiện nay mà bất kỳ thương hiệu hay người kinh doanh online nào cũng muốn áp dụng. Hình thức bán hàng này đã giúp cho nhiều thương hiệu bứt phá doanh số, thậm chí “hồi sinh” mạnh mẽ.

Theo khảo sát của livestream.com, 82% khách hàng mong muốn xem một video livestream đến từ một thương hiệu hơn là một bài post hay blog. Đối với marketing sự kiện, livestream sẽ thúc đẩy người xem lên nhiều lần, giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về một sự kiện bất kì. Tiềm năng của kênh bán hàng này là rất lớn, nhiều nền tảng đã ra mắt các tính năng để hỗ trợ người dùng livestream. Ví dụ như Shopify ra mắt Shopify Live, Facebook triển khai tính năng livestream trong ứng dụng Marketplace, Pinterest ra mắt tính năng cho phép người bán hàng giới thiệu sản phẩm trên kênh của họ. Đặc biệt là trên nền tảng giải trí mới nổi một vài năm gần đây: TikTok với tính năng TikTok Live. 

ồn ào của "chiến thần" Võ Hà Linh

Tại Việt Nam, nam TikToker Phạm Thoại là gương mặt quen thuộc khi nhắc đến livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Livestream của anh từng đạt kỷ lục 1,3 triệu người xem cùng lúc. Vào đầu tháng 1/2023, hot TikToker này đã lập kỷ lục livestream trên nền tảng TikTok với 3 triệu lượt xem và gần 50.000 đơn hàng trong vòng 12 tiếng phát trực tiếp. Và đặc biệt là “chiến thần” mới nổi – Võ Hà Linh, ngày 4/4 vừa qua đã gây nên cơn địa chấn kỷ lục khi thu hút 300.000 người xem chỉ sau 10 phút livestream giới thiệu sản phẩm của nhãn hàng Nguyên Xuân và Dược phẩm Hoa Linh. Nữ TikToker được cho là đã lập kỷ lục khi bán hết sạch các sản phẩm tại 2 nhà máy và 1 kho chỉ trong vòng 1 giờ.

Tuy vậy, chiến dịch đã tạo ra nhiều tranh cãi, các đại lý, nhà thuốc phản ứng kịch liệt vì cho rằng hãng mỹ phẩm này bán phá giá, gây khó cho các kênh bán truyền thống. Một số khách hàng cũng tỏ ra lo ngại về chất lượng sản phẩm. Bản thân TikToker Võ Hà Linh bị khán giả đánh giá không tốt, cho rằng cô “đạp đổ chén cơm của người khác”.

ồn ào của "chiến thần" Võ Hà Linh

Sự việc ồn ào của “chiến thần” Võ Hà Linh lần này cũng là bài học, lời cảnh tỉnh cho các thương hiệu cần “tỉnh táo” khi hợp tác cùng KOC (Key Opinion Consumer – là khái niệm được hình thành dựa trên hoạt động cơ bản của KOLs và influencers như đưa ra nhận xét, cảm nhận về một sản phẩm nhằm giúp định hướng trải nghiệm và hành vi của người tiêu dùng).

 Bài học rút ra sau ồn ào của “chiến thần” Võ Hà Linh

Bất cứ hình thức bán hàng nào cũng có rủi ro riêng. Màn hợp tác gần đây nhất giữa Công ty Dược phẩm Hoa Linh và Võ Hà Linh – nữ YouTuber được mệnh danh là “chiến thần review”, một KOC có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam – là một trong những ví dụ điển hình.

Theo đó, trong một video đăng tải ngày 3/4 thông báo sự kiện bán hàng trực tuyến trên kênh TikTok, Võ Hà Linh đã thông báo với người xem 3 nội dung chính: Thứ nhất, 2 sản phẩm của Dược phẩm Hoa Linh là dầu gội Nguyên Xuân màu xanh và màu nâu lần đầu tiên bán với “giá sốc” 18.000 đồng và 11.000 đồng. Thứ hai, cô nàng tuyên bố sẽ có chương trình mua “1 tặng 1”. Thứ ba, Hà Linh tuyên bố “dọn kho”. Tuy nhiên, trong buổi livestream tối ngày 4/4, cô bất ngờ thông báo không có “dầu gội xanh 18 nghìn, dầu gội nâu 11 nghìn” và giải thích đây là hình thức khuyến mãi khi mua combo “1 tặng 1” bao gồm dầu gội và kem đánh răng. Và khuyến mãi này có giới hạn dưới 150 suất.

ồn ào của "chiến thần" Võ Hà Linh

Điều này đã khiến cho nhiều người cho rằng cô lừa dối khách hàng, cố ý không rõ ràng ngay từ đầu. Nghiêm trọng hơn, các nhà phân phối của Dược phẩm Hoa Linh rầm rộ phản ứng, nhiều người bức xúc, phẫn nộ với cú “dọn kho” của hãng.

Sau những ồn ào của “chiến thần” Võ Hà Linh, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên, về phía thương hiệu, các hãng cần một quy trình làm việc, kiểm soát thông tin chặt chẽ khi làm việc với KOC. Thương hiệu cần lên kịch bản, nội dung livestream với câu từ rõ ràng, thông điệp chính xác, tránh gây hiểu nhầm cho khách hàng. Với trường hợp của Hà Linh và Dược phẩm Hoa Linh, đáng lẽ đây nên được nhấn mạnh là hoạt động tăng cường nhận diện và cho khách hàng dùng thử, thay vì được nhấn mạnh là hoạt động bán hàng “dọn sạch kho”. Chính cách dùng từ chưa phù hợp này đã tạo ra làn sóng giận dữ.

Tiếp theo là vấn đề chiến lược. Cụ thể, thương hiệu nên có thông báo ngay từ đầu cho hệ thống đại lý, rằng sắp có hoạt động tăng cường nhận diện, và có sẵn những chiến lược phối hợp để hỗ trợ kênh bán. Ngoài ra, điều tối kỵ là thương hiệu tránh để xảy ra trường hợp xung đột về giá, phá giá hay hiểu lầm về sự phá giá. Việc Hoa Linh trực tiếp gia nhập kênh bán lẻ (trước đây thuộc về hệ thống đại lý, nhà phân phối) vô tình tạo ra cảm giác không an toàn khi nhãn hàng lại đi cạnh tranh trực tiếp với các nhà bán lẻ. Hậu quả là các cửa hàng bán lẻ, nhà thuốc đòi tẩy chay thương hiệu, có khả năng gây đổ vỡ hệ thống.

Xem thêm: Chiến dịch Marketing với ly cầu vồng làm nên thương hiệu của Katinat

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA