Search Intent là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực SEO và marketing trực tuyến. Để hiểu rõ hơn về tâm lý và nhu cầu của khách hàng, đây là một yếu tố không thể thiếu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về Search Intent và tìm hiểu cách tiếp cận khách hàng một cách đơn giản, hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

Search Intent là gì?

Search Intent, hay còn được gọi là ý định tìm kiếm, là mục đích hoặc mục tiêu mà người dùng mong muốn đạt được khi tìm kiếm một truy vấn trên các công cụ tìm kiếm. Search Intent chính là câu hỏi hoặc các mong muốn mà người dùng đang đi tìm câu trả lời.

Search Intent có phải là Insight không?

Khi nghiên cứu về hành vi của người dùng, có hai thuật ngữ phổ biến được sử dụng và dễ gây nhầm lẫn là Search Intent và Insight. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này về cơ bản khác nhau rất rõ rệt. Trong đó:

  • Search Intent là ý định tìm kiếm cụ thể của người dùng. Họ gọi ra được những mong muốn ấy và gõ ra thành cụm từ để tìm kiếm trên Google. Ví dụ khi người dùng tìm kiếm từ khóa “áo sơ mi nữ thanh lịch”, ý định của họ là tìm kiếm những mẫu áo sơ mi nữ phong cách thanh lịch.
  • Trong khi đó, Insight là những sự thật thầm kín bên trong những mong muốn thành lời, thành hình của người dùng. Những insight này đôi khi người dùng họ còn không biết là mình có mong muốn đó. Lúc này, những nhà quảng cáo sẽ vận dụng kỹ năng phân tích Insight khách hàng để khai thác các tệp khách hàng mục tiêu, đem về thành công cho thương hiệu.
  • Insight chính là gốc rễ khiến người dùng có Search Intent. Trong ví dụ tìm kiếm từ khóa “áo sơ mi nữ thanh lịch”, Insight bên trong là người dùng mong muốn trở nên nữ tính, xinh đẹp và tự tin hơn.

Search Intent

Vai trò của Search Intent

Bằng cách xác định Search Intent, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, mục tiêu và mong muốn của người dùng khi họ tìm kiếm thông tin hoặc các sản phẩm trên Internet. Dựa vào đó, chúng ta có thể tối ưu hóa nội dung và mang lại các giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ. Từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và tăng cơ hội chuyển đổi.

Một bài viết đáp ứng được ý định tìm kiếm sẽ thỏa mãn được người dùng. Họ sẽ ở lại website lâu hơn để đọc hết bài viết, giúp tăng thứ hạng bài viết trên Google. Nếu bài viết không giải quyết đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng, bài viết sẽ không được xếp hạng cao, thậm chí còn không được index trong công cụ tìm kiếm.

Lợi ích của việc tối ưu Search Intent

Đối với SEO

  • Tăng lượng người dùng truy cập.
  • Giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate).
  • Cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.
  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Đối với Doanh nghiệp

  • Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhu cầu của người dùng.
  • Tối ưu hóa chiến lược marketing khai thác chính xác mong muốn của người dùng.
  • Xây dựng thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng nhờ nội dung chất lượng, uy tín.

Phân loại Search Intent

Search Intent

  • Informational Search Intent: Informational Search Intent (Ý định tìm kiếm thông tin) là khi người dùng tìm kiếm thông tin, kiến thức hoặc câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể. Họ muốn tìm hiểu về một vấn đề, sản phẩm, hoặc chủ đề nào đó.
    Ví dụ: “Cách nấu món spaghetti”, “Thời tiết hôm nay”, “Lợi ích của việc tập thể dục hàng ngày”.
  • Commercial Investigation Search Intent: Commercial Investigation Search Intent (Ý định tìm kiếm giao dịch) là khi người dùng đang nghiên cứu về các sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và đang cân nhắc mua hàng. Họ có ý định tìm hiểu các sản phẩm, so sánh giá cả và tính năng để có thể ra quyết định mua hàng.
    Ví dụ: “Review điện thoại Samsung Galaxy S21”, “So sánh giá máy ảnh Canon và Nikon”, “Laptop 15 triệu tốt nhất”.
  • Transactional Search Intent: Transactional Search Intent (Ý định tìm kiếm điều hướng) là khi người dùng muốn thực hiện một giao dịch hoặc hành động cụ thể trên mạng. Họ đã quyết định mua hàng và muốn tìm đến trang web của thương hiệu để thực hiện giao dịch.
    Ví dụ: “Dịch vụ Marketing thuê ngoài Minh Dương Ads”, “Đặt vé máy bay đi Hà Nội”, “Tải ứng dụng Tik Tok”.
  • Navigational Search Intent: Navigational Search Intent (Ý định tìm kiếm điều tra thương mại) là khi người dùng muốn tìm đến một trang web, thương hiệu hoặc sản phẩm cụ thể. Họ đã biết đến sự tồn tại của trang web hoặc thương hiệu và muốn truy cập trực tiếp.
    Ví dụ: “Facebook”, “Nike”, “Amazon”.

Xem thêm: Jollibee và khát vọng trở thành thương hiệu chuỗi đồ ăn nhanh lớn nhất tại Việt Nam

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA