Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng cũng như thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing của thương hiệu Lifebuoy là một minh chứng điển hình cho điều này. Bạn có tò mò về những bí quyết về thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, mô hình SWOT, chiến lược 4P mà Lifebuoy đã sử dụng?
Giới thiệu về thương hiệu Lifebuoy
Lifebuoy là dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân của tập đoàn toàn cầu Unilever. Ra mắt vào năm 1894 bởi anh em nhà sáng lập Lever, đây là một trong những nhãn hiệu lâu đời nhất của tập đoàn. Hiện nay, Lifebuoy đã trở nên quen thuộc ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.
Lifebuoy ra mắt các sản phẩm đa dạng, mang lại điều kiện vệ sinh tốt hơn cho mọi người dân. Trong suốt lịch sử hơn 120 năm qua, nhãn hiệu này vẫn luôn gìn giữ được giá trị cốt lõi trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thông qua vệ sinh sạch sẽ. Đây giống như là sự đảm bảo khi sức khỏe bạn bị đe dọa trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Vị thế ngày nay của Lifebuoy không chỉ đến từ sự công nhận của các chuyên gia mà còn ở sự tin tưởng của người tiêu dùng.
Lifebuoy nâng tầm vị thế thương hiệu, đặc biệt là sau đại dịch COVID – 19
Đúng với slogan thương hiệu, sứ mệnh của Lifebuoy chính là “vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn”. Mọi sản phẩm của Lifebuoy trình làng dù dưới hình thức nào đều giữ sự nhất quán, hướng đến sứ mệnh bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng qua việc giữ vệ sinh. Mọi chiến lược Marketing của nước rửa tay Lifebuoy trong cộng đồng đều lan tỏa thông điệp trên. Lifebuoy hướng đến mục tiêu, đến năm 2025, 100% người Việt Nam trong độ tuổi 18 đến 35 có thói quen vệ sinh tay hàng ngày.
Cuối năm 2019, đại dịch COVID bùng nổ, mọi người mới ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh tay đúng cách. Được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, rửa tay đúng cách và thường xuyên là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả, mọi chiến lược của Lifebuoy như “cá gặp nước”, lại trở thành sứ mệnh vĩ đại, chung tay bảo vệ người tiêu dùng trước sự đe dọa của COVID – 19.
Nhu cầu sử dụng tăng cao, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nước rửa tay Lifebuoy trong đại dịch COVID – 19 lúc này là tất yếu. Lifebuoy đã biến thách thức thành cơ hội để tuyên truyền và quảng bá sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Unilever hỗ trợ, luôn sát cánh và hướng dẫn người dân phòng chống dịch đúng cách bằng cách vệ sinh tay thường xuyên. Đây cũng chính là minh chứng cho sự đúng hướng trong chiến lược Marketing của nước rửa tay Lifebuoy.
Chiến dịch Marketing 4P của Lifebuoy
Xây dựng chiến lược marketing của nước rửa tay Lifebuoy là một quá trình cực kỳ phức tạp với nhiều công đoạn liên quan. Để đạt được thành công, Lifebuoy đã triển khai chiến lược Marketing theo mô hình 4P một cách hiệu quả gồm: Sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng cáo.
Chiến lược sản phẩm – Product
Chiến lược sản phẩm của nước rửa tay Lifebuoy về tập trung vào 4 nội dung: Chất lượng – thiết kế – tính năng – nhãn hiệu và bao bì – đóng gói. Trong đó:
- Chất lượng sản phẩm: tập trung chủ yếu vào nhu cầu chính của khách hàng là việc khử khuẩn một cách an toàn và lành tính, không gây kích ứng da.
- Thiết kế: thiết kế sản phẩm với hình dáng xà phòng quen thuộc, thêm loại có chai nắp bật, vòi nhấn, chai dạng xịt,… Thiết kế đặc trưng hình chữ thập vốn là biểu tượng ngành y, tông màu đỏ thể hiện sức mạnh và nhiệt huyết kết hợp với hình ảnh gia đình, trẻ em, nâng cao khả năng dễ dàng tiếp cận người dùng hơn.
- Tính năng: tập trung hướng tới sản phẩm kháng khuẩn số 1 trên thế giới cùng chất lượng an toàn và giá cả phải chăng, từ đó khuyến khích người dùng giảm thiểu rác thải để bảo vệ môi trường.
- Nhãn hiệu: cung cấp đầy đủ thông tin về hướng dẫn sử dụng, thành phần, hạn sử dụng cũng như nơi sản xuất,…
- Bao bì – đóng gói: có đầy đủ các tiêu chí: Thông tin, thiết kế gọn và dễ sử dụng, bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân gây hại như nhiệt độ, ẩm mốc và va đập. Ngoài ra còn thay đổi bao bì phù hợp với các dịp khác nhau như lễ hội, Tết để thu hút người tiêu dùng mua hàng.
Chiến lược về giá – Price
Trong chiến lược về giá của nước rửa tay Lifebuoy, bởi hãng không có sự khác biệt trong thị trường hàng tiêu dùng nhanh nên để cạnh tranh được với đối thủ và giữ vững thị phần, Lifebuoy đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường – Penetration Pricing Strategy.
Theo đó, Lifebuoy đã áp dụng mức giá thấp so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên để thu hút nhiều khách hàng, nhằm chiếm được thị phần càng nhiều càng tốt, dù doanh nghiệp phải chịu lỗ trong thời gian này. Khi đã có lượng hàng nhất định, mới đưa giá sản phẩm về lại mức giúp doanh nghiệp có lãi.
Hiện nay, Lifebuoy vẫn có giá tương đối thấp hơn so với các đối thủ của mình. Tùy dòng sản phẩm và dung tích mà mức giá của Lifebuoy rất đa dạng từ 13.000 – 300.000 đồng. Mặc dù có rất nhiều dòng sản phẩm của các hãng khác vẫn đang cạnh tranh rất mạnh mẽ nhưng Lifebuoy hiện tại vẫn đang cạnh tranh khá tốt và vẫn giữ được thị phần của mình.
Chiến lược về phân phối
Vì nước rửa tay là sản phẩm thứ yếu, sử dụng thường xuyên và giá trị không lớn nên khi xây dựng chiến lược phân phối, Lifebuoy đã lựa chọn kênh phân phối gián tiếp qua các trung gian, vừa dễ quản lý, tốn ít chi phí mà khả năng bao phủ thị trường đủ rộng. Cụ thể:
- Các nhà phân phối sỉ và lẻ: Đây là kênh phân phối truyền thống với hệ thống bán lẻ rộng rãi trên khắp cả nước.
- Phân phối tại siêu thị: Đây là kênh phân phối hiện đại được đặt tại hệ thống các siêu thị lớn như Coop Mart, Big C, Lotte Mart,…
- Phân phối tại các địa điểm trường học: Kênh này rất phổ biến hướng đến khách hàng tiềm năng là trẻ em.
Hiện nay, Lifebuoy đã xây dựng được hệ thống hơn 300 nhà phân phối, 130000 cửa hàng sỉ và lẻ và hơn 256 siêu thị. Tuy nhiên, người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng những kênh phân phối hiện hiện đại như siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, mua sắm online,… Vì vậy, Unilever cần tập trung vào việc phát triển các kênh này hơn bên cạnh các kênh truyền thống.
Chiến lược về xúc tiến
Chiến lượng xúc tiến là hoạt động cần thiết để bắt kịp nhịp độ của thị trường tiêu thụ. Về mặt này, Lifebuoy khá chú trọng vào quảng cáo với nhiều hình thức khác nhau như:
- Quảng cáo trên các kênh truyền hình: Các quảng cáo xuất hiện trên kênh truyền hình lớn như VTV3, VTV1, VTC14,… vào các khung giờ vàng được đông đảo người dân theo dõi; Tài trợ cho các chương trình thu hút người xem như The Voice Kids.
- Xuất hiện trên báo và tạp chí: Quảng cáo bằng các tờ rơi được kẹp vào tạp chí hay in trên báo.
- Quảng cáo qua Internet: Quảng cáo trên các trang web nổi tiếng với những đoạn clip ngắn hay các logo-banner, trên kênh Youtube chính thức của Lifebuoy Vietnam, liên kết với nhiều người kinh doanh online trên Facebook, các influencer để quảng cáo sản phẩm.
- Quảng cáo ngoài trời: Đặt các biển quảng cáo tại các tuyến đường, trước siêu thị, treo băng rôn tại cửa hàng, đại lý, trạm xe buýt,…
- Các chiến dịch khuyến mại: Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng như tặng quà, giảm giá,… để kích cầu.
Bên cạnh đó, nhãn hàng còn quan tâm các hoạt động xã hội, kết nối với cộng đồng người tiêu dùng với rất nhiều chiến dịch có sự hợp tác của các Bộ, ban ngành liên quan.
Xem thêm: Bài học rút ra từ chiến lược Marketing của Spotify: tưởng không dễ mà dễ không tưởng
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA
- Địa chỉ: C4-TT16 – Ngõ 248 – đường Chiến Thắng – KĐT Văn Quán – P Văn Quán – TP Hà Nội
- Gmail: truyenthonghoanggia87@gmail.com
- Website: https://royalmedia.com.vn
- Hotline: 0942.605.606
- Zalo: zalo.me/3746876899139318610
- Những chiến lược Marketing online lấy website làm trung tâm hiệu quả
- Affiliate Marketing dành cho người mới bắt đầu
- 3+ phần mềm hỗ trợ quản trị Facebook hiệu quả
- Tự Xây Dựng Phòng Marketing In-house Hay Thuê Team Agency Ngoài: Lựa Chọn Nào Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp Của Bạn?
- Dự đoán: 6 xu hướng marketing sẽ lên ngôi năm 2023