Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã đưa quyền làm chủ về tay người dùng. Họ là người quyết định có sử dụng sản phẩm/dịch vụ hay không, hoặc lựa chọn thương hiệu mà họ muốn. Vậy nên việc hiểu được hành vi người tiêu dùng rất quan trọng. Nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược Marketing phù hợp, từ đó cải thiện hoạt động kinh doanh và mang về doanh thu tốt hơn.
Hành vi người tiêu dùng là gì? Vì sao cần nghiên cứu hành vi người tiêu dùng?
Hành vi người tiêu dùng – Consumer Behaviour được hiểu là tất cả cảm nhận, suy nghĩ, hành động của người tiêu dùng trong quá trình đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm/dịch vụ nào đó. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng những cảm nhận, suy nghĩ này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra sự tư vấn hoặc chăm sóc phù hợp, tác động đến quyết định cuối cùng của khách hàng.
Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là luôn là vấn đề được doanh nghiệp qua tâm đặc biệt bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích:
- Nắm được tính cách, đặc điểm, sở thích, nhu cầu, thói quen mua sắm của người dùng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng các chiến dịch Marketing phù hợp.
- Doanh nghiệp nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng sẽ có lợi thế hơn trong việc chinh phục khách hàng và nâng cao mức độ cạnh tranh.
5+ yếu tố có ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùng
Có 5 yếu tố mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng:
Yếu tố đời sống, văn hóa
Bạn dễ dàng nhận thấy rằng cùng 1 sản phẩm nhưng khi được bán tại các quốc gia khác nhau thì sẽ có sự khác biệt về cách thiết kế bao bì, trang trí, nội dung quảng cáo… Điều này được quyết định bởi đời sống, văn hóa của quốc gia đó. Văn hóa là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng một cách trực tiếp, vậy nên doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ vấn đề này nếu muốn đưa sản phẩm của mình tiếp cận với thị trường toàn cầu. Ngoài văn hóa quốc gia, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến văn hóa riêng của dân tộc cũng như tín ngưỡng của họ để đưa ra những chiến lược phù hợp, từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất.
Yếu tố môi trường – xã hội
Thêm một yếu tố khác nữa mà doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, đó là yếu tố môi trường, xã hội tại khu vực đó. Đầu tiên cần kể đến là yếu tố cộng đồng – nơi mà hình thức truyền thông bằng lời nói tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng. Bạn cần quan tâm đặc biệt đến cộng đồng nếu muốn có được doanh thu tốt hơn. Tiếp đến, cần thu hẹp đối tượng trong phạm vi gia đình. Ai là người quyết định việc mua sắm sản phẩm của bạn? Hãy xác định đúng đối tượng và có sự chăm sóc phù hợp.
Bạn cũng cần chú ý đến địa vị của cá nhân trong xã hội. Sản phẩm của bạn dành cho khách hàng của tầng lớp nào thì bạn nên chăm sóc đặc biệt cho đối tượng đó. Chẳng hạn như đồng hồ Rolex là biểu tượng của giới thượng lưu. Vậy đây sẽ là đối tượng mà họ quan tâm đặc biệt. Và tất nhiên các chiến dịch truyền thông của họ cũng sẽ xoay quanh đối tượng này.
Yếu tố con người (yếu tố cá nhân)
Cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Khi nghiên cứu về người dùng, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ những vấn đề như:
- Tuổi tác: Mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu và hành vi mua sắm của con người cũng sẽ khác nhau.
- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm và giá trị món hàng.
- Tình trạng kinh tế: Kinh tế càng khá giả thì người dùng cho nhu cầu lựa chọn những sản phẩm ở phân khúc cao hơn và ngược lại.
- Cá tính: Cá tính và sở thích riêng của mỗi người sẽ quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn sản phẩm của họ
Yếu tố về tâm lý, nhận thức
Khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp không nên bỏ qua yếu tố tâm lý của cá nhân. Thực tế cho thấy, sự hiểu biết của người dùng quyết định trực tiếp đến sản phẩm mà họ lựa chọn. Người có kinh nghiệm và kiến thức sẽ có quyết định mua hàng đối với những sản phẩm mà họ hiểu rõ.
Khi tiếp nhận với nhiều luồng thông tin cùng lúc, người dùng sẽ chọn lọc và phân tích thông tin để đưa ra quyết định phù hợp. Ngoài ra, khi khách hàng có niềm tin vào thương hiệu, họ sẽ mua sản phẩm nhiều lần cũng như giới thiệu sản phẩm đến nhiều người hơn. Có thể thấy, yếu tố tâm lý, nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của người dùng. Chẳng hạn như khi tìm hiểu thông tin về một sản phẩm, bạn sẽ thấy có rất nhiều đánh giá tích cực lẫn tiêu cực. Người tiêu dùng sẽ là người lựa chọn thông tin phù hợp và quyết định có sử dụng sản phẩm này hay không.
Yếu tố mang tính tình huống
Ngoài ra, một số yếu tố tình huống cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người tiêu dùng như:
- Tình huống sử dụng: Hay nói cách khác là hoàn cảnh sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn như hãng sữa Milo khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm vào bữa sáng để cung cấp dưỡng chất cho ngày dài năng động,
- Tình huống mua hàng: Là tác động từ môi trường xung quanh đến quyết định mua hàng. Chẳng hạn khi bậc cha mẹ đi mua sắm cùng con, họ sẽ cho các bé được lựa chọn sản phẩm mà bé yêu thích.
- Tình huống truyền thông: Cách mà quảng cáo tiếp cận người dùng. Nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận các bà nội trợ thì quảng cáo được phát trong giờ chiếu phim sẽ hiệu quả hơn các Banner treo trên đường.
Xem thêm: Có cần thiết xây dựng hệ thống Internal Link chất lượng?
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG HOÀNG GIA
- Địa chỉ: C4-TT16 – Ngõ 248 – đường Chiến Thắng – KĐT Văn Quán – P Văn Quán – TP Hà Nội
- Gmail: truyenthonghoanggia87@gmail.com
- Website: https://royalmedia.com.vn
- Hotline: 0942.605.606
- Zalo: zalo.me/3746876899139318610